Tiểu sử Ngô_Đức_Kế

Ngô Đức Kế là người làng Trảo Nha, thuộc tổng Đoài, huyện Thạch Hà, phủ Hà Thanh, tỉnh Hà Tĩnh (nay là thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).

Xuất thân trong một gia đình quan lại nhiều đời. Cha ông là Tả tham tri bộ Lễ Ngô Huệ Liên (1840- 1912), về sau giữ chức Toản tu Quốc sử quán triều Nguyễn.

Năm Tân Sửu (1901), ông Kế dự thi Đình, đỗ Á khoa năm Thành Thái thứ 13. Tuy nhiên, ông không ra làm quan ở nhà dạy học, đọc tân thư, liên hệ với Phan Bội Châu [1], và đứng ra đề xướng lối học mới và bài xích cái học từ chương và cử nghiệp [2]. Đồng thời, ông cùng với Lê Văn HuânĐặng Nguyên Cẩn lập ra Triều Dương thương điếm ở Vinh [3].

Năm Mậu Thân (1908), ông bị thực dân Pháp bắt[4] và bị đày ở Côn Đảo cho đến năm 1921.

Năm 1921, ông ra tù. Đến năm sau (1922), ông làm Chủ bút báo Hữu thanh của Hội Công thương tương tế ở Hà Nội, đồng thời sáng tác thơ vǎn. Trên báo Hữu thanh, ông đã viết một số bài "đả kích thơ văn lãng mạn và quyết liệt bài xích nhóm Nam Phong (đứng đầu là Phạm Quỳnh) vì đã bênh vực Truyện Kiều"[5].

Năm 1927, tờ báo trên bị đóng cửa, Ngô Đức Kế mở Giác quần thư xã, để xuất bản một số sách tiến bộ, trong số đó có "Phan Tây Hồ di thảo" của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh[6].

Ngô Đức Kế qua đời ngày 10 tháng 12 năm 1929 tại Hà Nội. Khi ấy, ông 51 tuổi. Nhân dân gọi ông là Ngô Nhân Tổ (người cụ tổ họ Ngô) hoặc gọi là Ngô Việt Hành (hành tinh đất Ngô - Việt)